Địa chất Andes

Mảng Nacaz và mảng Nam Cực (bên trái) bị hút chìm dưới mảng Nam Mỹ (bên phải)

Andes là một đai tạo núi hình thành trong Đại Trung SinhĐệ Tam dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. Andes là kết quả của quá trình kiến tạo khi vỏ đại dương của mảng NazcaNam Cực bị hút chìm bên dưới mảng Nam Mỹ. Về phía đông, dải Andes có ranh giới với các bồn trầm tích như Orinoco, Amazon Basin, Madre de DiosGran Chaco, các cấu trúc này chia cách Andes với các khiên nền cổ ở phía đông Nam Mỹ. Ở phía nam, Andes có ranh giới với thềm Patagonia trước đây. Ở phía tây, Andes kết thúc tại Thái Bình Dương, mặc dù rãnh Peru-Chile có thể được xem là giới hạn tận cùng phía tây của nó. Về mặt địa lý, Andes được xem là có ranh giới phía tây của nó là các vùng đất thấp ven biển và các địa hình ít phân dị.

Kiến tạo sơn

Rìa phía tây của mảng Nam Mỹ từng là nơi có nhiều giai đoạn kiến tạo sơn tiền Andes ít nhất là trong Proterozoic muộn và Paleozoic sớm, trong khi một số địa hình thềm và các vi tiểu lục địa đã va chạm nhau và bị tách ra cùng với các nền cổ của miền đông Nam Mỹ, sau đó phần Nam Mỹ thuộc Gondwana.

Sự hình thành dải Andes hiện đại đã bắt đầu bằng các sự kiện trong kỷ Trias khi siêu lục địa Pangea bắt đầu tan vỡ và sự trôi dạt bắt đầu diễn ra. Các sự kiện này vẫn tiếp tục trong kỷ Jura. Trong suốt kỷ Creta Andes bắt đầu đã hình thành nên hình dạng ngày nay do hoạt động nâng kiến tạo, hình thành đứt gãyuốn nếp trên các đá trầm tíchđá biến chất của các khiên nền cổ ở phía đông. Sự nâng lên của Andes diễn ra không liên tục và các khu vực khác nhau chịu lực kiến tạo khác nhau, có tốc độ nâng và bóc mòn khác nhau.

Các lực kiến tạo trên đới hút chìm dọc theo toàn bộ bờ biển phía tây của Nam Mỹ nơi mảng Nazca và một phần của mảng Nam Cực đang trượt bên dưới mảng Nam Mỹ và quá trình kiến tạo núi này vẫn đang tiếp diễn nên gây ra nhiều trận động đất lớn nhỏ và hoạt động núi lửa ngày nay. Ở đầu tận cùng phía nam, một đứt gãy biến dạng chia cách Tierra del Fuego với mảng nhỏ hơn là mảng Scotia.

Hoạt động núi lửa

Bài chi tiết: Cung núi lửa Andes
Các cung núi lửa của Andes(màu vàng)

Hoạt động núi lửa tại Andes là kết quả của sự hút chìm của mảng Nazca và mảng Nam Cực bên dưới mảng Nam Mỹ. Dải Andes có nhiều núi lửa đang hoạt động, gồm 4 khu vực tách biệt nhau xem kẽ với các khu vực không có hoạt động núi lửa. Các núi lửa ở đây đa dạng về phương thức hoạt động, sản phẩm và hình thái. Ngoài việc có sự khác biệt về các đới núi lửa còn có những khác biệt đáng kể bên trong đới và thậm chí giữa các núi lửa lân cận. Mặc dù có vị trí kiểu núi lửa calc-alkalic và núi lửa ở vị trí hút chìm, đai núi lửa Andes có môi trường núi lửa kiến tạo hình thành trên phạm vi rộng lớn như hệ thống rift và các đới căng giãn, đứt gãy chuyển dạng, hút chìm của các sống núi giữa đại dương và các dãi núi lửa dưới đáy biển ngăn cách với một dải lớn trên bề dày của vỏ Trái Đất và các đường đi lên của mácma, và mức độ đồng hóa của vỏ Trái Đất khác nhau.

Tích tụ quặng và đá evaporit

Dải núi Andes sở hữu các mỏ quặngmuối và một số mỏ nằm ở phía đông của đai uốn nếp có vai trò như các bẫy có thể khai thác hydrocarbon thương mại. Về phía đất liền của sa mạc Atacama, một đới khoáng hóa đồng porphyr lớn nhất đã làm cho Chile và Peru trở thành các nhà sản xuất đồng lớn thứ nhất và thứ 2 trên thế giới. Đồng porphyr ở các sườn phía tây của Andes sinh ra từ nhiệt dịch trong quá trình nguội lạnh mácma xâm nhập hoặc núi lửa. Khoáng hóa porphyr tiếp tục được hỗ trợ bởi khí hậu khô làm cho chúng nằm ngoài các hoạt động phân bố của nước khí quyển. Khí hậu khô ở miền trung-tây Andes cũng dẫn đến sự hình thành các tích tụ muối natri nitrat trên phạm vi rộng mà đã và đang được khai thác rộng rãi cho đến khi con người phát hiện ra nitrat tổng hợp. Một kết quả khác do khí hậu khô là các hồ khô AtacamaUyuni, hồ thứ nhất là một nguồn cung cấp lithi lớn nhất ngày nay và hồ thứ 2 là nguồn dự trữ kim loại này lớn nhất trên thế giới. Hoạt động mácma xâm nhập Mesozoic sớm và Neogene ở Bolivias Cordillera Central đã hình thành các vành khoáng thiếc ở Bolivia cũng như mỏ thiếc nổi tiếng thế giới Cerro Rico de Potosí mà hiện nay đã cạn kiệt.